CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI HỌC SINH TỐT NGHIỆP
BẬC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP – HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 232 /QĐ-CĐBK ngày 28 /8/2013
của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Bách Khoa Đà Nẵng)
1. Giới thiệu ngành đào tạo:
- Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp
- Tên ngành (chuyên ngành): Quản lý doanh nghiệp
- Mã ngành:
- Đối tượng học sinh: Đã hoàn thành chương trình lớp 12
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:
Chương trình cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản cần thiết và có hệ thống về Quản trị doanh nghiệp sản xuất đủ để học sinh tiếp thu các kiến thức cở sở ngành như: quản trị học, kinh tế vi mô, luật kinh tế, Marketing căn bản….để trên cơ sở đó học sinh có thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu của ngành. Tốt nghiệp ra trường sẽ được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ngành Quản trị doanh nghiệp sản xuất và có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất – thương mại và dịch vụ.
2. Những công việc chính học sinh tốt nghiệp có thể làm được
Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng
Nhân viên kho, nhân viên kiểm tra sản phẩm, nhân viên giao nhận hàng và nhân viên vật tư
Nhân viên nghiên cứu thị trường, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhân viên quan hệ công chúng.
Nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất
Học sinh sau khi tốt nghiệp, tham gia công tác thực tế từ 2 năm trở lên, và được đào tạo bổ sung các kiến thức về quản trị, bán hàng, thương lượng…có thể bổ nhiệm lên tổ trưởng hoặc tổ phó trong các bộ phận của doanh nghiệp sản xuất - thương mại và dịch vụ.
3. Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng
Kiến thức
Kiến thức chung
Trình bày đầy đủ, chính xác các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những vấn đề cấp bách của thời đại, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và định hướng phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vào công tác và đời sống.
Sử dụng kiến thức khoa học tự nhiên như: xác suất thống kê, tin học vào quản trị doanh nghiệp sản xuất.
Áp dụng kiến thức cơ sở ngành như: kinh tế vi mô, quản trị học, marketing căn bản, nguyên lý thống kê… trong ngành Quản trị doanh nghiệp sản xuất.
Kiến thức chuyên ngành
Xác định nội dung của việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ, điều độ dự trữ…, chính sách Marketing, chính sách thương mại, các mô hình kinh doanh, các chiến lược kinh doanh (chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm…), đặc trưng của thương mại điện tử, đặc trưng của các loại hình doanh nghiệp, quá trình quản lý văn bản giấy tờ.
Giải thích ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, các chỉ số tài chính, tiến trình hoạch định và tiến trình ra quyết định của Nhà quản trị, các bước trong quy trình tuyển mộ tuyển chọn và tuyển dụng ứng viên, các phương pháp trong dự báo nhu cầu sản xuất.
Đánh giá nhu cầu và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, phương án kinh doanh để lựa chọn phương án tối ưu, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định sản xuất, việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để kinh doanh sau này, hiệu quả kinh doanh.
Phân tích điểm hòa vốn, các chỉ số định tính, định lượng, các chỉ số tài chính các mô hình kinh doanh để quyết định đầu tư hay không. Lựa chọn quy trình sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp về vốn và con người.
Kiến thức bổ trợ
Vận dụng những quy định về luật thương mại, luật doanh nghiệp, quy định trong trong thương mại điện tử để thực hiện công việc kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước.
3.2 Kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh, kết quả bán hàng, các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch mua – dự trữ – bán hàng hóa, các phương án kinh doanh và từ đó lựa chọn phương án khả thi nhất.
Điều tra sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để qua đó tối đa hóa lợi ích của khách hàng trên cơ sở thu thập thông tin về họ. Từ đó tổ chức các chương trình tiếp cận khách hàng và chăm sóc khách hàng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện hỗ trợ như: điện thoại, fax, email…).
Tham gia đề xuất được những giải pháp trong việc lựa chọn quá trình sản xuất, hoạch định công suất, bố trí sản xuất, dự báo nhu cầu sản xuất.
Trực tiếp tham gia hoặc điều hành dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp.
3.2.2. Các kỹ năng khác có liên quan
Soạn thảo văn bản,
Giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Sử dụng thành thạo Internet để khai thác thông tin phục vụ công tác quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại và dịch vụ.
3.3 Thái độ
Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.
Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.
3.4 Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ
Trình độ A tiếng Anh
3.5 Công nghệ thông tin
Tin học tương đương trình độ A
3.6 Năng lực và hành vi khác
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng việc làm, kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp..