12/5/2024 9:07:24 AM |
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng

Sinh viên trường nghề có khả năng thành công cao hơn trường khác

Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, sinh viên ra trường nếu khởi nghiệp thì khả năng thành công cao hơn vì các em có tay nghề, tự tin, đồng thời lại có giải pháp để thương mại hóa sản phẩm.

 Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, sinh viên ra trường nếu khởi nghiệp thì khả năng thành công cao hơn vì các em có tay nghề, tự tin, đồng thời lại có giải pháp để thương mại hóa sản phẩm.

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội tại hội thảo “Kết nối nguồn lực hỗ trợ học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp thời kỳ 4.0”. Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức trong hai ngày 23 và 24/11 TPHCM. 

Tại hội thảo, đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn quốc đã trình bày các báo cáo, tham luận về nhu cầu nhân lực, định hướng đào tạo… thu hút sự quan tâm của đông đảo người dự.

 Sinh viên trường nghề có khả năng thành công cao hơn trường khác - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

 Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Nam Thái)

Trong phần phát biểu của mình, TS. Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội đã chia sẻ thông tin đáng ngưỡng mộ về việc làm của sinh viên trường này sau khi tốt nghiệp.

TS Khánh cho biết bản thân mình xuất thân là người thợ, đã ba lần khởi nghiệp thành công. Sau khi học nghề, TS Khánh đã tự thành lập hãng sữa chữa đồ điện tử ở thành phố Vinh. Sau đó, ông được Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mời về làm khi trường thành lập khoa Điện tử. Năm 2009, ông được thành phố Hà Nội mời về thành lập trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội. Trường bắt đầu hoạt động từ năm 2010.

Trải qua 10 năm hoạt động, đến nay tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm/tự tay tạo việc là 100%. Thầy Khánh cho biết thông tin này được ông nhiều lần khẳng định trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu hỏi ở đây là làm thế nào để 100% sinh viên ra trường có việc làm/tự tay tạo việc? 

Sở dĩ 100% sinh viên nhà trường có việc làm sau khi tốt nghiệp vì sinh viên đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất phát từ việc nhà trường đầu tư vào việc nâng cao chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, cải tiến giáo trình… Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học được trường chú trọng đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho sinh viên tham gia như thi Robocon, kỹ năng nghề, khởi nghiệp…

Đồng thời, trường tích cực tổ chức các chương trình về khoa học công nghệ, qua đó nhiều sản phẩm được thương mại hóa. Khi nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp để sản xuất sản phẩm thương mại, sinh viên có cơ hội tìm việc làm, và trở nên tự tin.

 Sinh viên trường nghề có khả năng thành công cao hơn trường khác - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

TS. Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Nam Thái)

 TS. Phạm Xuân Khánh khẳng định: “Đối với hệ thống GDNN, sinh viên ra trường nếu khởi nghiệp thì khả năng thành công cao hơn vì các em có tay nghề, tự tin, đồng thời lại có giải pháp để thương mại sản phẩm, được các doanh nghiệp kết nối và đầu tư.”

Đồng quan điểm với nhận định của TS. Phạm Xuân Khánh, ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH xác nhận là khả năng thành công sau khi tốt nghiệp của sinh viên các cơ sở GDNN cao hơn các trường khác. Ông Đỗ Năng Khánh nhắc lại chia sẻ của một một vị chuyên gia khởi nghiệp từng tư vấn cho Thủ tướng. Vị chuyên gia này sau khi tiếp xúc với các sinh viên GDNN đã ngỡ ngàng nhận thấy và đánh giá các sinh viên này có khả năng thành công cao hơn sinh viên các trường khác.

Một lần nữa khẳng định lại khả năng thành công khi khởi nghiệp của sinh viên GDNN, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh khích lệ các sinh viên cơ sở GDNN tích cực tham gia khởi nghiệp và chúc các em ngày càng thành công hơn nữa.

 Sinh viên trường nghề có khả năng thành công cao hơn trường khác - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Đỗ Năng Khánh (giữa) - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại hội thảo.

Trước câu hỏi của Hiệu trưởng Phạm Xuân Khánh về việc hiện nay trong hệ thống GDNN chưa có doanh nghiệp trong nhà trường, tại sao không xây dựng cơ chế lập doanh nghiệp trong trường, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh cho biết, việc thầy Khánh nêu, văn bản quy phạm pháp luật đã có, bản thân ông cũng mong muốn các trường lập được doanh nghiệp trong trường. Nếu có vướng mắc gì thì Tổng Cục GDNN sẵn sàng hỗ trợ.

Tuy nhiên, Phó Tổng Cục trưởng Đỗ Năng Khánh cũng chỉ ra rằng hầu hết các trường “ngại” lập doanh nghiệp vì không chịu được thuế, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều ngành không bị thuế.

“Tôi mong thời gian tới các trường lập doanh nghiệp trong trường, điều đó càng tạo thêm thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp”, ông Đỗ Năng Khánh nhắn nhủ với đại diện các trường trong hội thảo “Kết nối nguồn lực hỗ trợ học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp thời kỳ 4.0”.

Nguyên Chi - Nam Thái

Liên kết website