4/30/2024 7:49:16 AM|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng

Thông báo tuyển sinh Đại học chuyên ngành Luật và Quản trị địa phương

 THÔNG BÁO

 Tuyển sinh đại học Vừa làm vừa học Cử nhân Luật, Chuyên ngành : LUẬT VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG

mở tại Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng  (được cấp bằng kép: Cử nhân Luật + Trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

 

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) hợp tác với Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng tổ chức tuyển sinh khóa đại học Vừa làm vừa học - văn bằng 2 (ký hiệu: K2017 VB2/CĐBK Đà Nẵng 4), với các nội dung cần biết như sau:

 

1. Chuyên ngành tuyển sinh:

a) Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật và quản trị địa phương;

b) Mục tiêu đào tạo cụ thể:     Cử nhân Luật, Chuyên ngành Luật và Quản trị địa phương đáp ứng đầy đủ các chuẩn đầu ra của Cử nhân Luật học (Mã ngành: 52380101), có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để đảm nhận công việc liên quan đến hành chính, pháp luật trong hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt để làm việc hiệu quả hơn trong chính quyền các cấp. Ngoài kiến thức pháp luật, chính trị và hành chính, người học được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan tới quản lý công, chính sách công và tài chính công, nhất là các kiến thức và kỹ năng cần cho dịch vụ công ở cấp địa phương trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

2. Thời gian đào tạo và văn bằng tốt nghiệp

- Thời gian đào tạo: Văn bằng 2: 02 năm; đối với những người tốt nghiệp THPT, trung học chuyên ngành, trung học nghề: 3,5 năm.

- Học vào tối thứ Sáu (17g45 - 21g00), cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần. Lịch học sẽ được thông báo cụ thể khi nhập học.

- Học viên đáp ứng mọi điều kiện theo quy định của Trường ĐHKT TPHCM sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật, Chuyên ngành Luật và Quản trị địa phương. Với văn bằng tốt nghiệp này, người học có cơ hội được tiếp tục học ở bậc cao hơn: Thạc sĩ và Tiến sĩ. Ngoài bằng Cử nhân Luật học do Trường Đại học Kinh tế TPHCM cấp, học viên được Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng cấp bằng Trung cấp lý luận chính trị-hành chính.

3. Các hình thức tuyển sinh: Tuyển thẳng, xét tuyển.

3.1. Tuyển thẳng

- Những người đã tốt nghiệp Đại học chính quy của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

- Những người đã tốt nghiệp Đại học chính quy từ các trường Đại học có cùng nhóm ngành đào tạo với trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

- Những người đã tốt nghiệp hệ Đại học chính quy từ các trường Đại học có nhóm ngành: Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ.

  3.2. Xét tuyển Có các hình thức xét tuyển:

3.2.1. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) quốc gia

- Đối tượng: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT quốc gia kể từ năm 2015.

- Các tổ hợp xét tuyển: Có 6 tổ hợp xét tuyển, gồm:

·       Tổ hợp 1: Toán - Vật lý - Hóa học

·       Tổ hợp 2: Toán - Vật lý - Tiếng Anh

·       Tổ hợp 3: Toán - Hóa học - Tiếng Anh

·       Tổ hợp 4: Toán - Văn - Vật lý

·       Tổ hợp 5: Toán - Văn - Hóa học 

·       Tổ hợp 6: Toán - Văn - Tiếng Anh

Ghi chú:

          - Thí sinh chọn một trong các tổ hợp trên để đăng ký xét tuyển, áp dụng cho tất cả các chuyên ngành tuyển sinh;

          - Điểm chấp nhận hồ sơ: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển >= 12 điểm.

 

3.2.2. Xét tuyển theo kết quả học tập bậc trung học (học bạ)

- Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT có tổng điểm trung bình 3 môn học của năm học lớp 12 thuộc một trong các tổ hợp xét tuyển đạt mức điểm do Hội đồng tuyển sinh quy định.

          - Tổ hợp xét tuyển: Như 6 tổ hợp xét tuyển ở mục 3.2.1.

                                        

Ghi chú:

          - Thí sinh chọn một trong các tổ hợp trên để đăng ký xét tuyển, áp dụng cho tất cả các chuyên ngành tuyển sinh;

          - Điểm chấp nhận hồ sơ: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển >= 12 điểm.

3.2.3.  Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp đại học, có tổng điểm các môn thuộc một trong các tổ hợp xét tuyển đạt mức điểm do Hội đồng tuyển sinh quy định.

- Các tổ hợp xét tuyển:

·       Tổ hợp 1: Môn cơ bản + Môn lý luận chính trị

·       Tổ hợp 2: Môn cơ sở + Môn lý luận chính trị

·       Tổ hợp 3: Môn cơ bản + Môn cơ sở

·       Tổ hợp 4: Môn cơ bản + Môn cơ bản

·       Tổ hợp 5: Môn cơ sở + Môn cơ sở

Trong đó:

Ø Môn cơ bản: thí sinh chọn 1 trong các môn: Toán cao cấp; Xác suất thống kê; Tối ưu hóa; Tin học đại cương; Ngoại ngữ;…

Ø Môn cơ sở: thí sinh chọn 1 trong các môn: Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô; Kinh tế học; Kinh tế quốc tế; Kinh tế phát triển; Quản trị học; Pháp luật đại cương;…

Ø Môn lý luận chính trị: thí sinh chọn 1 trong các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam (Lịch sử Đảng); Tư tưởng Hồ Chí Minh;…

Ghi chú:

- Thí sinh chọn một trong các tổ hợp trên để đăng ký xét tuyển ;

- Điểm chấp nhận hồ sơ: Tổng điểm hai (02) môn trong tổ hợp xét tuyển >= 10 điểm;

- Số tiết mỗi môn trong mỗi tổ hợp xét tuyển tối thiểu là 30 tiết;

- Các môn học lý luận chính trị trước đây có tên gọi khác các môn quy định trong tổ hợp xét tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh xem xét quyết định.

4. Điểm ưu tiên

- Thí sinh xem phần “Phụ lục chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học VLVH” (đính kèm).

- Tất cả diện ưu tiên phải ghi rõ trong Phiếu tuyển sinh, Phiếu đăng ký dự tuyển, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và nộp cùng hồ sơ tuyển sinh. Các trường hợp nộp bổ túc hồ sơ sau tuyển sinh đều không có giá trị để xét diện ưu tiên.

 

5. Hồ sơ dự tuyển

5.1. Một (01) Phiếu tuyển sinh theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phát hành (có dán ảnh màu cỡ 3x4, đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận hồ sơ).

5.2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và Bảng điểm toàn khóa học.

5.3. Hai (02) bao thư có dán tem (trị giá 3.000đ/bao thư), ghi sẵn họ tên, địa chỉ của thí sinh vào vị trí người nhận.

5.4. Bản sao Giấy khai sinh.

5.5. Một (01) Phiếu đăng ký dự tuyển đại học Vừa làm vừa học, dán 02 ảnh màu cỡ 3x4 (theo mẫu).

Ghi chú:

- Mỗi thí sinh lập 02 bộ hồ sơ như đã hướng dẫn ở mục 5 (từ 5.1 - 5.3) trong đó 1 bộ hồ sơ có thêm mục 5.4 và 5.5.

6. Phát hành hồ sơ

Phát hành hồ sơ kể từ ngày ra thông báo: Buổi sáng từ 07g30 - 11g30, buổi chiều từ 13g30 -16g30 (từ thứ Hai đến thứ bảy) tại Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng, Số 125 Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Hạn cuối nhận hồ sơ vào ngày 31/12/2017.

7. Lệ phí dự tuyển

- Hồ sơ (thu khi phát hành hồ sơ): 140.000đ/hồ sơ.

- Lệ phí xét tuyển thẳng (thu khi nhận hồ sơ): 250.000đ.

- Lệ phí xét tuyển (thu khi nhận hồ sơ): 400.000đ.

8. Công bố kết quả trúng tuyển và khai giảng

- Dự kiến thời gian công bố kết quả trúng tuyển: 03/01/2018.

- Dự kiến thời gian khai giảng: Tháng 01/2018.

9. Thông tin liên hệ

    Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng

    Số 125 Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

    Điện thoại: 02363640666, E.mail:quanghungcdkh@yahoo.com

    Website: http://www.bachkhoadanang.edu.vn

 

 

                                                                                     KT. HIỆU TRƯỞNG

                                                                                       P. HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                     

                                                                                   NGƯT,TS. Lê Quang Hùng

Liên kết website